Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho rằng, họ có cảm giác bị theo dõi, thêm áp lực, mất tự nhiên, ảnh hưởng đến tình cảm giữa cô và trò…
"Mắt thần" lên ngôi
Vụ việc học sinh 4 tuổi ở nhóm trẻ tư thục Hoa Lan (TPHCM) bị cô giáo nhốt trong thang máy (dùng để vận chuyển thức ăn) gây thương tích nặng vừa qua không khỏi khiến phụ huynh hoang mang khi cho con đi học.
Một lần nữa, những chiếc camera - "mắt thần" lại đợc tin tưởng và coi là giải pháp tốt trong việc quản lý giáo viên, khiến phụ huynh phần nào yên tâm hơn đợc sử dụng nhiều ở các trường mầm non quốc tế, tư thục "chất lượng cao"...
Chị Nguyễn Thu Hương (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con trai 4 tuổi học tại Trường mầm non Chuông Nhỏ (Hoàng Cầu, Đống Đa) khá hài lòng bởi phòng học của trường có lắp camera.
Chị Hương cho biết: "Trước đây, cháu cũng học ở nhiều trường rồi, nhưng mình thấy yên tâm hơn khi cháu học ở trường có camera theo dõi. Giờ thì ở cơ quan, thậm chí đi công tác vẫn có thể biết tình hình của con ở lớp qua màn hình máy tính. Ngoài ra, mình còn nhắc cô cho cháu uống thuốc đúng giờ, mặc áo ấm những lúc trời trở lạnh...".
Camera trong lớp học đợc Trường mầm non Tư thục Ngôi nhà Misha (Khu đô thị 54, Hạ Đình, Hà Nội) đa vào sử dụng từ hơn 2 năm nay, đợc các phụ huynh ủng hộ. Bà An Thúy Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trường lắp đặt thử nghiệm 4 camera ở các phòng học, phòng vui chơi của các bé. Hình ảnh đều đợc phát qua màn hình tivi cỡ lớn đặt ở tầng 1 để tiện theo dõi hoạt động của lớp học, hơn nữa phụ huynh lúc rảnh rỗi hoặc đi đón con sớm có thể tới trường và quan sát các cháu học tập, ăn uống trên lớp...
Nhiều phụ huynh cảm thấy rất hài lòng và tin tưởng khi trường có lắp đặt hệ thống camera. Việc làm này rất hiệu quả trong quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học tại trường, mục đích để "giám sát" là chủ yếu. Nhờ camera, chúng tôi có thể bao quát các hoạt động chăm sóc, vui chơi của cô và các bé tại các phòng học... Qua đó kịp thời nhắc nhở, xử lý, thậm chí kiểm điểm những sai phạm của giáo viên".
Cô Thư - giáo viên của trường cho biết: "Qua 3 lần chuyển trường, đây là trường đầu tiên mình dạy có lắp camera. Lúc đầu cũng có cảm giác bị "soi" cả ngày nên thấy gượng ép, áp lực. Nhờ nhiều lần đợc nhắc nhở, cũng như những lần bị phạt, mình đã hoàn thiện hơn. Mình đã bỏ đợc tính cẩu thả, tùy tiện thành thói quen ở những trường không bị "soi" trước. Giờ thì mình cảm thấy thoải mái trong lúc làm việc, chơi đùa với các con... và rất vui khi nhận đợc sự khen ngợi của phụ huynh, nhà trường".
Hoạt động của cô và trò Trường tư thục Ngôi nhà Misha đều chịu sự giám sát của hệ thống camera.
Áp lực cho giáo viên
Không ai có thể phủ nhận đợc những tiện ích của camera trong các nhà trường mang lại. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nó vẫn còn bộc lộ bất cập.
Bà An Thúy Hà cho biết, trường đang nghiên cứu để đa hình ảnh quay từ camera lên trang web của trường. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến không đồng tình vì cho rằng việc này phiền toái và phức tạp.
Theo bà Hà: "Camera chỉ là một trong những giải pháp quản lý, chứ không thể đảm bảo 100% sự yên tâm. Đôi khi tôi phải trực tiếp dự giờ, hướng dẫn các cô giáo làm việc. Chứ để xảy ra sự cố, ảnh hưởng đến uy tín của trường".
Thất vọng vì đặt niềm tin vào "mắt thần", chị Thúy (Đội Cấn, Hà Nội) có con học ở một trường mầm non "chất lượng cao" trên đờng Liễu Giai cho biết: "Tưởng yên tâm khi chọn đợc trường có camera và đa lên mạng, mình sẵn sàng chi tiền học hơn 4 triệu đồng/tháng cho cháu. Vậy mà khi nhìn qua màn hình thấy con mình quần áo khô ráo, sạch sẽ, nhưng ngay sau đó đến trường thì lại thấy con mình khi thì quần áo ướt, lúc thì lấm lem thức ăn trên mặt, trên áo... Thậm chí cháu "ị" ra quần từ lúc nào rồi mà cô vẫn không biết".
Còn chị Trần Thị Huyền (Định Công, Hà Nội) thì quả quyết: "Mình không gửi con ở trường có lắp camera. Thực tế camera cũng không giải quyết đợc tình trạng cô giáo thiếu trách nhiệm. Giả sử, nếu cô giáo phạt, đánh con mình ở chỗ không ghi hình thì làm sao mà biết đợc? Hơn nữa, học phí ở những trường này thường cao hơn các trường bình thường".
Cô Ngô Thị Dung - giáo viên Trường mầm non tư thục Việt Đức (đờng Láng, Hà Nội) - quả quyết: "Mình sẽ không bao giờ dạy ở những trường có camera nữa. Trước đây, mình đã từng dạy ở trường có gắn camera, khá mệt vì trẻ nhỏ mỗi cháu một tính, vậy mà liên tục bị ban giám hiệu nhắc nhở, di động đổ chuông liên tục vì phụ huynh yêu cầu này nọ, nhắc nhở, thậm chí quát mắng dọa nạt... Quá mệt mỏi, mình đã xin nghỉ và tìm trường không lắp camera để dạy như hiện nay".
Theo cô Dung, những giáo viên trẻ ít kinh nghiệm sẽ không thể trụ lại những trường bị camera "soi".
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Hà Nội lại cho rằng: "Việc lắp đặt camera tại các trường mầm non phải có sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên, chứ không nên ép buộc. Bản thân đội ngũ giáo viên bị giám sát mười mấy tiếng đồng hồ một ngày như thế quá áp lực, môi trường làm việc như vậy là rất khắc nghiệt. Nếu giáo viên thành thạo cả về chuyên môn và đạo đức thì sẽ thích ứng nhanh, không có ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, chất lượng giáo viên mầm non cũng đang là một bất cập".
Là một giải pháp tốt, nhưng xem ra việc lắp camera tại các trường mầm non chưa hẳn đã triệt để và vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Và phụ huynh lại phải tiếp tục sống trong cảnh phấp phỏm, lo âu khi gửi con vào các trường mầm non, dù đắt hay rẻ tiền...
“Hiện nay, các trường mầm non sử dụng camera để quản lý là khá phổ biến. Thực tế, nhà trường công khai chất lượng giảng dạy, cùng giám sát với phụ huynh về chất lượng là điều rất tốt cần phát huy.
Về phía phụ huynh, cũng cần hiểu về các phương pháp giảng dạy của giáo viên, chia sẻ với nhà trường trong việc nuôi dạy con cái. Bởi nếu không hiểu biết mà chỉ nhìn qua màn hình thì sẽ dẫn đến các sung đột, thậm chí dẫn đến kiện cáo…
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cũng phải đợc đào tạo, huấn luyện bài bản để đáp ứng cả về chuyên môn lẫn đạo đức ”. TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học tâm lý - giáo dục Hà Nội
|